Tình nguyện là gì?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tình nguyện là gì?
Bài viết ngắn gọn này được soạn ra để trả lời các câu hỏi của bạn về các hoạt động vì cộng đồng. Ở đây bạn có thể tìm thấy những ý tưởng cơ bản về tình nguyện và những đường dẫn có thể giúp bạn tìm thấy những cơ hội và thông tin.
* Tình nguyện là gì?
* Tại sao lại làm tình nguyện?
* Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?
* Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đòi hỏi bao nhiêu thời gian?
* Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?
* Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện?
* Tránh để bị mất hứng
* Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết ?
Tình nguyện là gì?
Câu hỏi “Tình nguyện là gì” cũng giống như câu hỏi “Thể thao là gì”. Giữa các môn thể thao luôn có những điểm giống nhau cơ bản nào đó (chúng đều có các luật lệ, đều liên quan tới các hoạt động mang tính vật lý), tuy nhiên hầu hết các môn thể thao đều khác biệt so với những môn khác. Hãy thử nghĩ về sự khác nhau giữa bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Tình nguyện cũng tương tự như vậy – có hàng ngàn ví dụ khác nhau về các hoạt động tình nguyện. Một điểm giống nhau cơ bản giữa các hoạt động tình nguyện này là: tình nguyện đòi hỏi bạn phải sẵn lòng đóng góp, hay là tự nguyện, một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng của bạn. Bạn có thể định nghĩa cộng đồng ở đây theo cách mà bạn muốn: hàng xóm láng giềng, thành phố nơi bạn ở, đất nước của bạn, hay thậm chí là cộng đồng thế giới.
Tại sao lại làm tình nguyện?
Hầu hết các tổ chức không có đủ nguồn lực – cả về tài chính lẫn nhân lực – để hoàn thành công việc mà họ mong muốn. Việc có được những người tình nguyện giúp cho những tổ chức này đến gần hơn với những mục tiêu mà họ theo đuổi. Khi bạn tham gia tình nguyện, một vài hay nhiều người sẽ nhận được lợi ích từ sự tham gia của bạn – một người già trong nhà dưỡng lão mà bạn ghé thăm, con đường mòn rậm cỏ mà bạn giúp dọn quang, chiến dịch mà bạn tham gia để bảo vệ những khu rừng mưa nhiệt đới, hay là những bạn học sinh mà bạn giúp họ học đọc học viết. Giúp đỡ những người xung quanh vừa giúp bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái, vừa mang lại cho bạn tầm nhìn rộng lớn hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới. Cuối cùng, tham gia tình nguyện đem lại cho bạn những kinh nghiệm mà cả nhà trường và người tuyển dụng sẽ rất hứng thú khi nhìn thấy chúng trong bản lý lịch của bạn.
Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?
Yếu tố quan trọng nhất của hoạt động tình nguyện là chính sự tận tâm của bạn. Cho dù chỉ là một giờ mỗi năm giúp đỡ cho một dự án làm sạch môi trường, hay là công việc tư vấn cho một dự án hai giờ mỗi tuần, khi tham gia một dự án bạn cần phải chắc rằng mình có thể hết mình với công việc. Điều này là quan trọng bởi vì, dù là bạn tình nguyện, thì mọi người vẫn tin tưởng vào bạn, và sự không chuyên tâm của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến họ.
Ngoài sự tận tâm, hầu như không có giới hạn cho những gì liên quan tới hoạt động tình nguyện. Hãy nghĩ về những gì làm bạn thích thú hoặc bạn có thể xem danh sách trên Idealist để biết được có những hoạt động gì. Bạn có thể đọc sách cho các em bé tiểu học, thăm những người già ở nhà dưỡng lão, làm việc tại một ngôi làng ở Guatemala, nhổ cỏ dại trong một khu vườn công cộng, thiết kế các trang Web, hoặc khởi động dự án của chính mình để giúp đỡ cộng đồng.
Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đỏi hỏi bao nhiêu thời gian
Những sự kiện hoặc dự án trong một ngày: Ví dụ cho những sự kiện một ngày có thể là Ngày Trái Đất, khi mà các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới tình nguyện làm sạch môi trường nơi họ sinh sống, hay như Ngày Công ích của Thiếu niên Thế giới, ngày mà trẻ em có thể chọn tham gia vào những dự án tại cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống. Tuy nhiên, hầu hết các sự kiện hoặc dự án một ngày thường tập trung chủ yếu tại các địa phương. Chúng tập hợp một nhóm người lại với nhau để làm việc gì đó đem lại lợi ích cho cộng đồng như làm sạch một công viên. Sự tận tâm nhiệt tình chỉ cần yêu cầu trong những ngày đặc biệt đó.
Những hoạt động tình nguyện diễn ra liên tục: Nhiều tổ chức đưa ra các hoạt động tình nguyện liên tục mà trong đó bạn đồng ý có mặt tại một địa điểm nhất định, làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Ví dụ như dạy phụ đạo hai lần một tuần, làm việc tại một khu dân cư một tháng một lần và trả lời cho đường dây nóng một vài buổi tối trong tuần. Hãy luôn ghi nhớ rằng khi bạn đồng ý làm tình nguyện liên tục như vậy, mọi người đặt niềm tin vào bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian và hứng thú để tham gia.
Tình nguyện ở ngoài phạm vi thành phố hoặc đất nước bạn sinh sống: Thông thường thì đối với người từ 14 tuổi trở lên, đây là những hoạt động mà bạn có thể dành ra vài tuần đến vài tháng làm tình nguyện bên ngoài nơi mình sống – có thể là trong dịp nghỉ hè, sau khi tốt nghiệp hoặc trong thời gian nghỉ học. Đừng ngạc nhiên khi bạn phải trả tiền cho chi phí đi lại của mình.
Học cách giúp đỡ(1): Việc học cách giúp đỡ liên quan tới việc có được sự chứng nhận của nhà trường đối với hoạt động tình nguyện trong cộng đồng. Rất nhiều trường học đã thiết lập các chương trình với nhiều tổ chức ở địa phương nhằm cung cấp các hoạt động cho các dự án học cách giúp đỡ để học sinh của trường tham gia.
Ngày càng có nhiều tổ chức đang đưa ra các cơ hội tình nguyện cho thanh thiếu niên, và nếu như một tổ chức mà bạn cảm thấy hứng thú lại chưa có một danh sách các hoạt động, bạn có thể liên hệ với họ để xem giữa bạn và họ, bạn có thể tìm ra một hoạt động nào liên quan tới tổ chức hay không.
Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?
Nếu bạn đang đọc bài này, bạn đã đủ lớn để tham gia tình nguyện. Có những hoạt động tình nguyện được tạo ra cho một vài độ tuổi mà không phải cho độ tuổi khác. Ví dụ như, hầu hết các chương trình tình nguyện ở nước ngoài được đưa ra cho những người từ 16 tuổi trở lên. Nếu bạn đang học tiểu học hoặc trung học, bạn nên nói chuyện với bố mẹ hoặc thầy cô về nơi mà bạn có thể tham gia tình nguyện.
Ngày càng có nhiều tổ chức có những cơ hội tình nguyện cho trẻ em và lứa tuổi teen, và nếu một tổ chức mà bạn thích lại không có một danh sách như vậy, bạn vẫn nên liên hệ với họ để xem hai bên có thể tìm ra cách để bạn tham gia với họ.
Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện
Hãy tham khảo phần này của Trung Tâm Tình Nguyện (Volunteer Center) của chúng tôi để học cách tìm thấy những cơ hội tình nguyện thích hợp nhất.
Hoặc giả như bạn không chắc bạn muốn làm điều gì, bạn có thể xem mục các tổ chức tình nguyện. Mục đích duy nhất của các tổ chức này là giúp đỡ trẻ em tham gia vào các hoạt động tình nguyện và giúp đỡ cộng đồng. Đọc qua các trang web này sẽ cho bạn ý tưởng về những gì đang diễn ra.
Tránh để mất hứng
Nếu bạn cảm thấy đang mất dần hứng thú với một hoạt động, hoặc giả như nó thực sự diễn ra không như những gì bạn đã nghĩ, hay là bạn có những vấn đề khác, đừng lưỡng lự thảo luận với người điều phối của bạn. Nên nhớ rằng bạn tham gia tình nguyện là do bạn muốn và bạn nên cảm thấy thích thú với công việc đó. Nếu không, kết quả là điều đó sẽ không giúp được gì cho ai cả - bạn sẽ cảm thấy không được vui và những người làm việc cùng với bạn cũng sẽ cảm nhận điều đó, và đó là điều không tốt. Nếu bạn không cảm thấy hứng thú với hoạt động tình nguyện, hãy sắp xếp với người điều phối của mình để nghỉ ngơi, dừng lại hoặc thử làm một việc gì khác hơn – có rất nhiều việc khác để bạn thử.
Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết ?
Nếu bạn nhận thấy một vấn đề nào đó trong cộng đồng của bạn và bạn cho rằng mình có cách giải quyết – rất tuyệt! Sao bạn không thử khởi động một dự án của chính mình để biến ý tưởng đó thành hành động? Nên nhớ rằng mọi tổ chức hiện tồn tại đều bắt nguồn từ một ý tưởng của ai đó. Có hàng triệu tổ chức trên khắp thế giới, hàng triệu ý tưởng đã được thể hiện thành hành động. Tại sao bạn lại không tự cho mình một cơ hội nhỉ?
(1) Service learning: đây là một khái niệm không có từ tiếng Việt tương đương. Người dịch chỉ có thể cố gắng truyền tải ý tưởng của khái niệm. (Chú thích của VTVV)
* Tình nguyện là gì?
* Tại sao lại làm tình nguyện?
* Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?
* Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đòi hỏi bao nhiêu thời gian?
* Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?
* Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện?
* Tránh để bị mất hứng
* Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết ?
Tình nguyện là gì?
Câu hỏi “Tình nguyện là gì” cũng giống như câu hỏi “Thể thao là gì”. Giữa các môn thể thao luôn có những điểm giống nhau cơ bản nào đó (chúng đều có các luật lệ, đều liên quan tới các hoạt động mang tính vật lý), tuy nhiên hầu hết các môn thể thao đều khác biệt so với những môn khác. Hãy thử nghĩ về sự khác nhau giữa bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Tình nguyện cũng tương tự như vậy – có hàng ngàn ví dụ khác nhau về các hoạt động tình nguyện. Một điểm giống nhau cơ bản giữa các hoạt động tình nguyện này là: tình nguyện đòi hỏi bạn phải sẵn lòng đóng góp, hay là tự nguyện, một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng của bạn. Bạn có thể định nghĩa cộng đồng ở đây theo cách mà bạn muốn: hàng xóm láng giềng, thành phố nơi bạn ở, đất nước của bạn, hay thậm chí là cộng đồng thế giới.
Tại sao lại làm tình nguyện?
Hầu hết các tổ chức không có đủ nguồn lực – cả về tài chính lẫn nhân lực – để hoàn thành công việc mà họ mong muốn. Việc có được những người tình nguyện giúp cho những tổ chức này đến gần hơn với những mục tiêu mà họ theo đuổi. Khi bạn tham gia tình nguyện, một vài hay nhiều người sẽ nhận được lợi ích từ sự tham gia của bạn – một người già trong nhà dưỡng lão mà bạn ghé thăm, con đường mòn rậm cỏ mà bạn giúp dọn quang, chiến dịch mà bạn tham gia để bảo vệ những khu rừng mưa nhiệt đới, hay là những bạn học sinh mà bạn giúp họ học đọc học viết. Giúp đỡ những người xung quanh vừa giúp bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái, vừa mang lại cho bạn tầm nhìn rộng lớn hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới. Cuối cùng, tham gia tình nguyện đem lại cho bạn những kinh nghiệm mà cả nhà trường và người tuyển dụng sẽ rất hứng thú khi nhìn thấy chúng trong bản lý lịch của bạn.
Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?
Yếu tố quan trọng nhất của hoạt động tình nguyện là chính sự tận tâm của bạn. Cho dù chỉ là một giờ mỗi năm giúp đỡ cho một dự án làm sạch môi trường, hay là công việc tư vấn cho một dự án hai giờ mỗi tuần, khi tham gia một dự án bạn cần phải chắc rằng mình có thể hết mình với công việc. Điều này là quan trọng bởi vì, dù là bạn tình nguyện, thì mọi người vẫn tin tưởng vào bạn, và sự không chuyên tâm của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến họ.
Ngoài sự tận tâm, hầu như không có giới hạn cho những gì liên quan tới hoạt động tình nguyện. Hãy nghĩ về những gì làm bạn thích thú hoặc bạn có thể xem danh sách trên Idealist để biết được có những hoạt động gì. Bạn có thể đọc sách cho các em bé tiểu học, thăm những người già ở nhà dưỡng lão, làm việc tại một ngôi làng ở Guatemala, nhổ cỏ dại trong một khu vườn công cộng, thiết kế các trang Web, hoặc khởi động dự án của chính mình để giúp đỡ cộng đồng.
Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đỏi hỏi bao nhiêu thời gian
Những sự kiện hoặc dự án trong một ngày: Ví dụ cho những sự kiện một ngày có thể là Ngày Trái Đất, khi mà các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới tình nguyện làm sạch môi trường nơi họ sinh sống, hay như Ngày Công ích của Thiếu niên Thế giới, ngày mà trẻ em có thể chọn tham gia vào những dự án tại cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống. Tuy nhiên, hầu hết các sự kiện hoặc dự án một ngày thường tập trung chủ yếu tại các địa phương. Chúng tập hợp một nhóm người lại với nhau để làm việc gì đó đem lại lợi ích cho cộng đồng như làm sạch một công viên. Sự tận tâm nhiệt tình chỉ cần yêu cầu trong những ngày đặc biệt đó.
Những hoạt động tình nguyện diễn ra liên tục: Nhiều tổ chức đưa ra các hoạt động tình nguyện liên tục mà trong đó bạn đồng ý có mặt tại một địa điểm nhất định, làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Ví dụ như dạy phụ đạo hai lần một tuần, làm việc tại một khu dân cư một tháng một lần và trả lời cho đường dây nóng một vài buổi tối trong tuần. Hãy luôn ghi nhớ rằng khi bạn đồng ý làm tình nguyện liên tục như vậy, mọi người đặt niềm tin vào bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian và hứng thú để tham gia.
Tình nguyện ở ngoài phạm vi thành phố hoặc đất nước bạn sinh sống: Thông thường thì đối với người từ 14 tuổi trở lên, đây là những hoạt động mà bạn có thể dành ra vài tuần đến vài tháng làm tình nguyện bên ngoài nơi mình sống – có thể là trong dịp nghỉ hè, sau khi tốt nghiệp hoặc trong thời gian nghỉ học. Đừng ngạc nhiên khi bạn phải trả tiền cho chi phí đi lại của mình.
Học cách giúp đỡ(1): Việc học cách giúp đỡ liên quan tới việc có được sự chứng nhận của nhà trường đối với hoạt động tình nguyện trong cộng đồng. Rất nhiều trường học đã thiết lập các chương trình với nhiều tổ chức ở địa phương nhằm cung cấp các hoạt động cho các dự án học cách giúp đỡ để học sinh của trường tham gia.
Ngày càng có nhiều tổ chức đang đưa ra các cơ hội tình nguyện cho thanh thiếu niên, và nếu như một tổ chức mà bạn cảm thấy hứng thú lại chưa có một danh sách các hoạt động, bạn có thể liên hệ với họ để xem giữa bạn và họ, bạn có thể tìm ra một hoạt động nào liên quan tới tổ chức hay không.
Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?
Nếu bạn đang đọc bài này, bạn đã đủ lớn để tham gia tình nguyện. Có những hoạt động tình nguyện được tạo ra cho một vài độ tuổi mà không phải cho độ tuổi khác. Ví dụ như, hầu hết các chương trình tình nguyện ở nước ngoài được đưa ra cho những người từ 16 tuổi trở lên. Nếu bạn đang học tiểu học hoặc trung học, bạn nên nói chuyện với bố mẹ hoặc thầy cô về nơi mà bạn có thể tham gia tình nguyện.
Ngày càng có nhiều tổ chức có những cơ hội tình nguyện cho trẻ em và lứa tuổi teen, và nếu một tổ chức mà bạn thích lại không có một danh sách như vậy, bạn vẫn nên liên hệ với họ để xem hai bên có thể tìm ra cách để bạn tham gia với họ.
Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện
Hãy tham khảo phần này của Trung Tâm Tình Nguyện (Volunteer Center) của chúng tôi để học cách tìm thấy những cơ hội tình nguyện thích hợp nhất.
Hoặc giả như bạn không chắc bạn muốn làm điều gì, bạn có thể xem mục các tổ chức tình nguyện. Mục đích duy nhất của các tổ chức này là giúp đỡ trẻ em tham gia vào các hoạt động tình nguyện và giúp đỡ cộng đồng. Đọc qua các trang web này sẽ cho bạn ý tưởng về những gì đang diễn ra.
Tránh để mất hứng
Nếu bạn cảm thấy đang mất dần hứng thú với một hoạt động, hoặc giả như nó thực sự diễn ra không như những gì bạn đã nghĩ, hay là bạn có những vấn đề khác, đừng lưỡng lự thảo luận với người điều phối của bạn. Nên nhớ rằng bạn tham gia tình nguyện là do bạn muốn và bạn nên cảm thấy thích thú với công việc đó. Nếu không, kết quả là điều đó sẽ không giúp được gì cho ai cả - bạn sẽ cảm thấy không được vui và những người làm việc cùng với bạn cũng sẽ cảm nhận điều đó, và đó là điều không tốt. Nếu bạn không cảm thấy hứng thú với hoạt động tình nguyện, hãy sắp xếp với người điều phối của mình để nghỉ ngơi, dừng lại hoặc thử làm một việc gì khác hơn – có rất nhiều việc khác để bạn thử.
Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết ?
Nếu bạn nhận thấy một vấn đề nào đó trong cộng đồng của bạn và bạn cho rằng mình có cách giải quyết – rất tuyệt! Sao bạn không thử khởi động một dự án của chính mình để biến ý tưởng đó thành hành động? Nên nhớ rằng mọi tổ chức hiện tồn tại đều bắt nguồn từ một ý tưởng của ai đó. Có hàng triệu tổ chức trên khắp thế giới, hàng triệu ý tưởng đã được thể hiện thành hành động. Tại sao bạn lại không tự cho mình một cơ hội nhỉ?
(1) Service learning: đây là một khái niệm không có từ tiếng Việt tương đương. Người dịch chỉ có thể cố gắng truyền tải ý tưởng của khái niệm. (Chú thích của VTVV)
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Nguyễn Hà An
Original Article: What is volunteering?
Source: http://www.idealist.org/kt/voloverview.html#top
Người dịch : Nguyễn Hà An
Original Article: What is volunteering?
Source: http://www.idealist.org/kt/voloverview.html#top
Được sửa bởi ]v[r.July ngày Wed 30 Jun - 11:25:50; sửa lần 4.
Tình nguyện phải xuất phát từ trái tim
Tình nguyện phải xuất phát từ trái tim
Việc Ontario (1) yêu cầu các em học sinh trung học dành 40 giờ làm dịch vụ công cộng trước khi tốt nghiệp là một trường hợp cụ thể về ý tưởng tốt trên lý thuyết nhưng chưa hẳn có giá trị thực tế.
Điều này có thể không đáng bận tâm đối với một người nào đó rất tin tưởng vào lợi ích của công tác tình nguyện, nhưng là một người mẹ nhìn các con mình tham gia tình nguyện - đồng thời cũng là một tình nguyện viên cộng tác với nhiều thanh thiếu niên chỉ tụ tập tốn thời gian - tôi đã thấy những mặt tốt, mặt xấu và những điều rất đáng chê trách của hoạt động vì cộng đồng, và tôi tin rằng chính sách này có lẽ ý nghĩa về mặt quan hệ công chúng hơn là giáo dục.
Trên thực tế có nhiều thanh thiếu niên quan tâm đến xã hội đã nhận thức được giá trị của việc giúp đỡ cộng đồng, và các trường trung học lâu nay đã dành nhiều cơ hội cho các em như câu lạc bộ tình nguyện, chiến dịch quyên góp thức ăn từ nhà, v.v...
Tuy nhiên, kể từ năm học 1999-2000, theo chính sách mới đề ra, các em học sinh phải dành 40 giờ làm dịch vụ công cộng mới lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông, điều thật ra đã được thực hiện ở nhiều trường trong nước.
(Đáng chú ý, theo số liệu Cục Thống kê Canada (Statistics Canada) được đưa ra vào cùng thời điểm, số người tham gia tình nguyện ở Canada giảm mạnh.)
Khi chính sách này được đưa ra, nhiều người hi vọng công tác phục vụ cộng đồng sẽ giúp thanh thiếu niên trở nên tốt hơn, có trách nhiệm hơn.
Tuy vậy, điều quan trọng là ở chỗ nhà nước có thể dùng luật pháp tác động đến hành động, chứ không phải tình cảm. Ở đây, vấn đề tồn tại ngay trong cụm từ “tình nguyện bắt buộc”. Trong thực tế, việc thể chế hóa một công tác vốn dĩ mang tính chất tình nguyện dễ dẫn đến nguy cơ làm mất đi hứng thú của các tình nguyện viên tương lai, đồng thời khiến họ cho rằng việc giúp đỡ cộng đồng chỉ đơn thuần là một trong những các công việc bắt buộc hơn là một trải nghiệm hữu ích đối với cả tình nguyện viên và người nhận trợ giúp.
Tôi đã gặp rất nhiều tình nguyện viên trẻ tích cực, nhưng tôi cũng từng làm việc cùng những em mà mỗi công việc là một việc làm cực nhọc, và thời gian chỉ dành để hoàn thành công việc giấy tờ. Thật sự, các em không hoạt động là bao mà chỉ cản trở công việc của các tình nguyện viên khác.
Chính sách được đưa ra cho rằng việc tham gia đóng góp cho cộng đồng sẽ “khuyến khích học sinh nâng cao ý thức và hiểu biết về trách nhiệm, vai trò của công dân và có những đóng góp phù hợp để giúp đỡ và xây dựng cộng đồng của các em.”
Chính sách này cũng nêu chung chung về những nơi học sinh có thể tham gia tình nguyện (ví dụ, trong các doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận, đây là một sự kết hợp hơi khó hiểu) cũng như ở nơi nào không thể làm tình nguyện (những nơi liên quan đến bảo vệ an ninh hay quản lý bất kì loại hình thủ tục nào trong y tế). Những quyết định này đã làm nhiều người cảm thấy thỏa mãn.
Bên cạnh đó, ban giám hiệu các trường còn phải đưa ra hướng dẫn, thi hành và theo dõi các giờ làm, và như thế một công việc trước kia mang tính hoàn toàn tự nguyện đã bị biến thành một danh mục trong bảng tính của hệ thống danh dự các trường học.
Kết quả của chính sách thật khôi hài: một số em thì sang xúc tuyết bên nhà bác hàng xóm già hay tham gia sắp xếp ở nơi cung cấp thức ăn cho người nghèo, trong khi số khác làm công việc giấy tờ giúp cho việc buôn bán gia đình của người bác.
Một số em thì lo lắng đầu tư thời gian làm tình nguyện đến mức cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại chỉ để giúp các em làm đủ số giờ, thay vì cho rằng tình nguyện cũng là một cách để học về cuộc sống, và lấp đầy số giờ yêu cầu chỉ là một lợi ích phụ.
Có những em khác vẫn đang tiếp tục góp thêm số giờ trong mùa xuân của năm tốt nghiệp, vì đã tập trung nhiều vào học tập, thể thao và các hoạt động của tuổi vị thành niên nói chung.
Một số em thành thực, nhưng khá thận trọng khi nói về thời gian hoạt động của mình; số khác thì không, vì thật ra, nhiều cán bộ và cố vấn học tập không có thời gian kiểm tra lại. Có lẽ họ cũng không nên làm như vậy. Học về đóng góp cho cộng đồng là một thứ gì xuất phát từ ngay trong gia đình; nếu một học sinh đóng góp ít hơn so với những gì em nói ra, thì đó là một vấn đề đối với gia đình, không phải với nhà trường, và vấn đề đối với lương tâm của người học sinh đó.
Gia đình lại là một yếu tố quan trọng khác. Theo các hướng dẫn, với những em học sinh dưới 18 tuổi, mọi hoạt động đều phải có ý kiến của cha hoặc mẹ.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là các bậc cha mẹ nên sắp xếp hoạt động cho đứa con 17 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, tham gia các hoạt động vì cộng đồng không đơn giản chỉ là có mặt hay không, mà còn bao hàm cả việc tự sắp xếp lịch trình cho bản thân.
Bất cứ tình nguyện viên lâu năm nào cũng sẽ nói với bạn rằng tình nguyện phải xuất phát từ trái tim. Nhiều thanh thiếu niên Ontario đã tham gia tình nguyện mà chẳng hề để tâm đến các luật lệ. Nếu may mắn, nhiều người sẽ trưởng thành hơn trong công tác tình nguyện, dù cho đó là việc huấn luyện đội khúc côn cầu của cô con gái, hay tham gia lái xe đưa bữa ăn cho người già (Meals on Wheels). Nhưng tình nguyện sẽ chẳng có giá trị gì nếu không thật sự là tình nguyện.
(1) Ontario là khu vực hành chính đông dân nhất và lớn thứ hai trong số 10 đơn vị hành chính lớn của Canada (province), thủ phủ là Toronto. Thủ đô Canada là Ottawa cũng nằm ở Ontario.
Việc Ontario (1) yêu cầu các em học sinh trung học dành 40 giờ làm dịch vụ công cộng trước khi tốt nghiệp là một trường hợp cụ thể về ý tưởng tốt trên lý thuyết nhưng chưa hẳn có giá trị thực tế.
Điều này có thể không đáng bận tâm đối với một người nào đó rất tin tưởng vào lợi ích của công tác tình nguyện, nhưng là một người mẹ nhìn các con mình tham gia tình nguyện - đồng thời cũng là một tình nguyện viên cộng tác với nhiều thanh thiếu niên chỉ tụ tập tốn thời gian - tôi đã thấy những mặt tốt, mặt xấu và những điều rất đáng chê trách của hoạt động vì cộng đồng, và tôi tin rằng chính sách này có lẽ ý nghĩa về mặt quan hệ công chúng hơn là giáo dục.
Trên thực tế có nhiều thanh thiếu niên quan tâm đến xã hội đã nhận thức được giá trị của việc giúp đỡ cộng đồng, và các trường trung học lâu nay đã dành nhiều cơ hội cho các em như câu lạc bộ tình nguyện, chiến dịch quyên góp thức ăn từ nhà, v.v...
Tuy nhiên, kể từ năm học 1999-2000, theo chính sách mới đề ra, các em học sinh phải dành 40 giờ làm dịch vụ công cộng mới lấy được bằng tốt nghiệp phổ thông, điều thật ra đã được thực hiện ở nhiều trường trong nước.
(Đáng chú ý, theo số liệu Cục Thống kê Canada (Statistics Canada) được đưa ra vào cùng thời điểm, số người tham gia tình nguyện ở Canada giảm mạnh.)
Khi chính sách này được đưa ra, nhiều người hi vọng công tác phục vụ cộng đồng sẽ giúp thanh thiếu niên trở nên tốt hơn, có trách nhiệm hơn.
Tuy vậy, điều quan trọng là ở chỗ nhà nước có thể dùng luật pháp tác động đến hành động, chứ không phải tình cảm. Ở đây, vấn đề tồn tại ngay trong cụm từ “tình nguyện bắt buộc”. Trong thực tế, việc thể chế hóa một công tác vốn dĩ mang tính chất tình nguyện dễ dẫn đến nguy cơ làm mất đi hứng thú của các tình nguyện viên tương lai, đồng thời khiến họ cho rằng việc giúp đỡ cộng đồng chỉ đơn thuần là một trong những các công việc bắt buộc hơn là một trải nghiệm hữu ích đối với cả tình nguyện viên và người nhận trợ giúp.
Tôi đã gặp rất nhiều tình nguyện viên trẻ tích cực, nhưng tôi cũng từng làm việc cùng những em mà mỗi công việc là một việc làm cực nhọc, và thời gian chỉ dành để hoàn thành công việc giấy tờ. Thật sự, các em không hoạt động là bao mà chỉ cản trở công việc của các tình nguyện viên khác.
Chính sách được đưa ra cho rằng việc tham gia đóng góp cho cộng đồng sẽ “khuyến khích học sinh nâng cao ý thức và hiểu biết về trách nhiệm, vai trò của công dân và có những đóng góp phù hợp để giúp đỡ và xây dựng cộng đồng của các em.”
Chính sách này cũng nêu chung chung về những nơi học sinh có thể tham gia tình nguyện (ví dụ, trong các doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận, đây là một sự kết hợp hơi khó hiểu) cũng như ở nơi nào không thể làm tình nguyện (những nơi liên quan đến bảo vệ an ninh hay quản lý bất kì loại hình thủ tục nào trong y tế). Những quyết định này đã làm nhiều người cảm thấy thỏa mãn.
Bên cạnh đó, ban giám hiệu các trường còn phải đưa ra hướng dẫn, thi hành và theo dõi các giờ làm, và như thế một công việc trước kia mang tính hoàn toàn tự nguyện đã bị biến thành một danh mục trong bảng tính của hệ thống danh dự các trường học.
Kết quả của chính sách thật khôi hài: một số em thì sang xúc tuyết bên nhà bác hàng xóm già hay tham gia sắp xếp ở nơi cung cấp thức ăn cho người nghèo, trong khi số khác làm công việc giấy tờ giúp cho việc buôn bán gia đình của người bác.
Một số em thì lo lắng đầu tư thời gian làm tình nguyện đến mức cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại chỉ để giúp các em làm đủ số giờ, thay vì cho rằng tình nguyện cũng là một cách để học về cuộc sống, và lấp đầy số giờ yêu cầu chỉ là một lợi ích phụ.
Có những em khác vẫn đang tiếp tục góp thêm số giờ trong mùa xuân của năm tốt nghiệp, vì đã tập trung nhiều vào học tập, thể thao và các hoạt động của tuổi vị thành niên nói chung.
Một số em thành thực, nhưng khá thận trọng khi nói về thời gian hoạt động của mình; số khác thì không, vì thật ra, nhiều cán bộ và cố vấn học tập không có thời gian kiểm tra lại. Có lẽ họ cũng không nên làm như vậy. Học về đóng góp cho cộng đồng là một thứ gì xuất phát từ ngay trong gia đình; nếu một học sinh đóng góp ít hơn so với những gì em nói ra, thì đó là một vấn đề đối với gia đình, không phải với nhà trường, và vấn đề đối với lương tâm của người học sinh đó.
Gia đình lại là một yếu tố quan trọng khác. Theo các hướng dẫn, với những em học sinh dưới 18 tuổi, mọi hoạt động đều phải có ý kiến của cha hoặc mẹ.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là các bậc cha mẹ nên sắp xếp hoạt động cho đứa con 17 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, tham gia các hoạt động vì cộng đồng không đơn giản chỉ là có mặt hay không, mà còn bao hàm cả việc tự sắp xếp lịch trình cho bản thân.
Bất cứ tình nguyện viên lâu năm nào cũng sẽ nói với bạn rằng tình nguyện phải xuất phát từ trái tim. Nhiều thanh thiếu niên Ontario đã tham gia tình nguyện mà chẳng hề để tâm đến các luật lệ. Nếu may mắn, nhiều người sẽ trưởng thành hơn trong công tác tình nguyện, dù cho đó là việc huấn luyện đội khúc côn cầu của cô con gái, hay tham gia lái xe đưa bữa ăn cho người già (Meals on Wheels). Nhưng tình nguyện sẽ chẳng có giá trị gì nếu không thật sự là tình nguyện.
(1) Ontario là khu vực hành chính đông dân nhất và lớn thứ hai trong số 10 đơn vị hành chính lớn của Canada (province), thủ phủ là Toronto. Thủ đô Canada là Ottawa cũng nằm ở Ontario.
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Nguyễn Minh Thu
Original Article: Volunteering comes from the heart
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/volunteering-comes-from-the-1141204366/lang/en.html
Người dịch : Nguyễn Minh Thu
Original Article: Volunteering comes from the heart
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/volunteering-comes-from-the-1141204366/lang/en.html
Những lợi ích của hoạt động tình nguyện
Những lợi ích của hoạt động tình nguyện
Công việc tình nguyện mang đầy ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng của bạn. Nhưng bạn có biết rằng nó cũng đem lại lợi ích cho bạn? Đây là một số lý do để bạn tham gia tình nguyện:
1. Học hỏi và phát triển kĩ năng mới
Tham gia tình nguyện là một phương tiện hoàn hảo giúp bạn khám phá lĩnh vực bạn thực sự có tài năng và phát triển các kĩ năng mới. Mahatma Gandhi đã từng nói “Hãy sống như thể bạn sẽ chết ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi” (2). Học những kĩ năng mới không bao giờ là muộn và càng không có lý do gì khiến bạn nên ngừng nạp thêm cho mình kiến thức nếu chỉ vì bạn đang đi làm hay đã tốt nghiệp. Việc lên kế hoạch, thực hiện những chiến dịch gây quỹ có thể cho bạn những kĩ năng trong đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch và dự thảo ngân sách. Hay những kĩ năng về giám sát và đào tạo hình thành khi bạn tham gia giám sát và hướng dẫn cho các nhóm tình nguyện viên khác. Đây là ví dụ về các kĩ năng có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp, tuy nhiên phát triển kĩ năng không hoàn toàn nhằm mục đích trợ giúp nghề nghiệp. Ví dụ như vẽ tranh bích họa (2), làm băng zôn cho ngày hội Tình nguyện viên Quốc Tế (3) có thể đưa bạn đến con đường khám phá tài năng nghệ thuật của mình. Bộc lộ tình yêu âm nhạc, học DJ (4) có thể cho bạn một chân trong câu lạc bộ âm nhạc. Vô vàn điều có thể đang chờ đợi bạn.
2. Là một phần của cộng đồng
Không ai là một hòn đảo cô độc. Đôi khi chúng ta cho cộng đồng xung quanh là hiển nhiên. Con người và xã hội phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại nhưng những sự phát triền ví dụ như thưong mại hóa đang xóa mờ giá trị truyền thống này. Cộng đồng đang gánh chịu những mặt tiêu cực của sự tăng trưởng xã hội tuy nhiên cùng lúc đó chúng ta có thể là cầu nối giữa các nhịp đứt qua công việc tình nguyện. Khái niệm tình nguyện hoàn toàn là giúp đỡ người khác và để lại sự ảnh hưởng trong phát triển con người. Có cách nào tốt hơn kết nối bạn với cộng đồng và trả lại một phần? Là một tình nguyện viên, bạn sẽ đóng góp ngược lại cho xã hội một số những lợi ích mà xã hội dành cho bạn.
3. Động lực và những điều đạt được
Tình nguyện về cơ bản là cống hiến thời gian, sức lực và kĩ năng mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân. Khác với nhiều thứ trong cuộc sống, sự lựa chọn tồn tại trong công việc tình nguyện. Là một tình nguyện viên, bạn quyết định đóng góp theo cách riêng của mình mà không phải chịu áp lực hành động từ người khác. Tình nguyện viên phần lớn bộc lộ cảm giác đạt được và khơi nguồn động lực, và điều này hoàn toàn khởi nguồn từ sự khát vọng và lòng nhiệt tình giúp đỡ của bạn. Đôi khi tình nguyện viên được coi là những người nuôi tham vọng cải cách, và những người mà giữ cách nhìn đó, cũng giả thiết rằng một người không bao giờ có thể tạo nên được một sự thay đổi. Có vẻ đúng nếu như nói rằng mỗi một cá nhân không thể giải được vấn đề của cả thế giới nhưng những gì bạn có thể làm là làm cho cái góc rất nhỏ trong thế giới nơi bạn sống đó trở nên tốt đẹp hơn một chút.
4. Mở rộng trong lựa chọn nghề nghiệp
Một điều tra của Time Bank (5) thông qua Reed Executive (6) với 200 doanh nghiệp hàng đầu của Anh cho thấy:
* 73% nhà tuyển dụng sẽ chọn một ứng viên có kinh nghiệm làm tình nguyện hơn là một người chưa từng trải qua công việc này
* 94% nhà tuyển dụng cho rằng công việc tình nguyện giúp bổ sung kỹ năng
* 94% những nhân viên đã từng tham gia hoạt động tình nguyện để học những kỹ năng mới đã gặt hái được kết quả như tìm được việc làm đầu tiên, được tăng lương hoặc thăng tiến
Nếu bạn tính đến thay đổi nghề thì đi tình nguyện là cách hoàn hảo để khám phá lĩnh vực mới. Nếu bạn có niềm đam mê cho nghệ thuật nhưng bạn lại làm trong lĩnh vực tin học thì sao bạn không thử làm tình nguyện ở rạp hát địa phương? Hay nếu tham vọng của bạn là trở thành bác sĩ tại sao không thử tìm những cơ hội tình nguyện ở bệnh viện địa phương – một chiến thuật để làm đẹp bản lý lịch trong lĩnh vực của bạn và có cái nhìn sâu và rộng về con đường bạn chọn.
6. Những sở thích mới
Đôi khi, chúng ta bị bao kín trong cuộc đấu tranh giữ vị trí của mình trong cuộc sống. Làm tình nguyện là chìa khóa đưa bạn ra khỏi lề thói hàng ngày và tạo ra thái cân bằng trong cuộc sống. Tìm kiếm sở thích mới qua tham gia tình nguyện mang lại nhiều điều thú vị, sự thư giãn và nạp thêm sức sống. Hãy giúp cho công việc tại một đài phát thanh của thanh niên hoặc một website vài giờ một tuần hoặc giúp soạn thư tin (newsletter) cho một tổ chức từ thiện. Năng lượng và ý thức của sự hoàn tất do vậy xuất hiện trong mọi công việc; giúp bạn tháo gỡ căng thẳng và phát triển khía cạnh mới cho công việc hàng ngày của mình. Đôi khi kinh nghiệm tình nguyện có thể dẫn bạn đến những ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tới hay giúp bạn khám phá sở thích bạn chưa có cơ hội nhận ra. Bạn sẽ chín chắn hơn về quan điểm cá nhân và cách nhìn qua khám phá kinh nghiệm và mở rộng tầm nhìn.
7. Những trải nghiệm mới
Tình nguyện là một cách tuyệt vời để trải nghiệm. Khi bạn xây dựng một thư viện hoặc làm những bức thư kêu gọi để tăng cường nhận thức cho một tổ chức tại địa phương, bạn sẽ trải nghiệm thế giới thực thông qua những công việc thực tế. Tình nguyện viên có thể làm hầu hết mọi việc. Thiên niên kỷ mới đã mở ra một kỷ nguyên của vô vàn cơ hội tình nguyện, chẳng hạn như đến tình nguyện tại các nước đang phát triển và nhận ra ảnh hưởng trực tiểp hành động của bạn mang tới cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội.
8. Gặp gỡ nhiều người khác nhau
Tình nguyện đưa mọi người từ mọi xuất xứ và địa vị xã hội đến gần nhau hơn. Sự thu nhận nỗ lực của bạn và đồng nghiệp là nguồn khích lệ dồi dào và là cách hoàn hảo để phát triển kĩ năng giao tiếp cá nhân. Tình nguyện đem lại cơ hội thiết lập mạng lưới hiếm có. Bạn không chỉ phát triển mối quan hệ lâu dài về mặt cá nhân và công việc, nó còn là một cách tuyệt vời để học hỏi từ nhiều người có hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau và làm trong những ngành nghề khác nhau. Tạo mạng lưới là lợi ích hấp dẫn của việc tình nguyện, bạn không thể đoán trước bạn sẽ gặp ai hay bạn sẽ học được những điều mới gì và ảnh hướng của nó lên cuộc đời bạn.
9. Gửi một tín hiệu cho sếp, thầy cô, bạn bè và gia đình của bạn
Mọi người chú ý tới cuộc sống ngoài môi trường họ thường tiếp xúc với bạn. Ví dụ như sếp của bạn có thể quan tâm đến những hoạt động giúp bạn có một lối sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng giống như các trường học quan tâm đến hoạt động ngoại khóa của học sinh. Tình nguyện phản ánh và hỗ trợ một bức tranh hoàn chỉnh về con người và đưa ra những ví dụ thiết thực về lòng nhiệt tình, tâm huyết và những mối quan tâm. Qua đó, mọi người thấy được niềm đam mê của bạn và cũng có thể chính niềm đam mê ấy thôi thúc, khích lệ họ.
(1)Mahatma Gandhi - “Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.”
(2)Tranh bích họa, tranh tường – mural painting
(3)International Volunteer Day (05/12 hàng năm)
(4)Disc jockey - người giới thiệu đĩa hát trong chương trình âm nhạc
(5)Time Bank là một tổ chức của Anh chuyên cung cấp cho các TNV trong nước những thông tin và cơ hội về tình nguyện tại Anh cũng như tại nước ngoài. Website: www.timebank.org.uk
(6)Reed Executive là một tổ chức giới thiệu việc làm tại Anh
(Chú thích của VTVV)
Công việc tình nguyện mang đầy ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng của bạn. Nhưng bạn có biết rằng nó cũng đem lại lợi ích cho bạn? Đây là một số lý do để bạn tham gia tình nguyện:
1. Học hỏi và phát triển kĩ năng mới
Tham gia tình nguyện là một phương tiện hoàn hảo giúp bạn khám phá lĩnh vực bạn thực sự có tài năng và phát triển các kĩ năng mới. Mahatma Gandhi đã từng nói “Hãy sống như thể bạn sẽ chết ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi” (2). Học những kĩ năng mới không bao giờ là muộn và càng không có lý do gì khiến bạn nên ngừng nạp thêm cho mình kiến thức nếu chỉ vì bạn đang đi làm hay đã tốt nghiệp. Việc lên kế hoạch, thực hiện những chiến dịch gây quỹ có thể cho bạn những kĩ năng trong đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch và dự thảo ngân sách. Hay những kĩ năng về giám sát và đào tạo hình thành khi bạn tham gia giám sát và hướng dẫn cho các nhóm tình nguyện viên khác. Đây là ví dụ về các kĩ năng có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp, tuy nhiên phát triển kĩ năng không hoàn toàn nhằm mục đích trợ giúp nghề nghiệp. Ví dụ như vẽ tranh bích họa (2), làm băng zôn cho ngày hội Tình nguyện viên Quốc Tế (3) có thể đưa bạn đến con đường khám phá tài năng nghệ thuật của mình. Bộc lộ tình yêu âm nhạc, học DJ (4) có thể cho bạn một chân trong câu lạc bộ âm nhạc. Vô vàn điều có thể đang chờ đợi bạn.
2. Là một phần của cộng đồng
Không ai là một hòn đảo cô độc. Đôi khi chúng ta cho cộng đồng xung quanh là hiển nhiên. Con người và xã hội phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại nhưng những sự phát triền ví dụ như thưong mại hóa đang xóa mờ giá trị truyền thống này. Cộng đồng đang gánh chịu những mặt tiêu cực của sự tăng trưởng xã hội tuy nhiên cùng lúc đó chúng ta có thể là cầu nối giữa các nhịp đứt qua công việc tình nguyện. Khái niệm tình nguyện hoàn toàn là giúp đỡ người khác và để lại sự ảnh hưởng trong phát triển con người. Có cách nào tốt hơn kết nối bạn với cộng đồng và trả lại một phần? Là một tình nguyện viên, bạn sẽ đóng góp ngược lại cho xã hội một số những lợi ích mà xã hội dành cho bạn.
3. Động lực và những điều đạt được
Tình nguyện về cơ bản là cống hiến thời gian, sức lực và kĩ năng mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân. Khác với nhiều thứ trong cuộc sống, sự lựa chọn tồn tại trong công việc tình nguyện. Là một tình nguyện viên, bạn quyết định đóng góp theo cách riêng của mình mà không phải chịu áp lực hành động từ người khác. Tình nguyện viên phần lớn bộc lộ cảm giác đạt được và khơi nguồn động lực, và điều này hoàn toàn khởi nguồn từ sự khát vọng và lòng nhiệt tình giúp đỡ của bạn. Đôi khi tình nguyện viên được coi là những người nuôi tham vọng cải cách, và những người mà giữ cách nhìn đó, cũng giả thiết rằng một người không bao giờ có thể tạo nên được một sự thay đổi. Có vẻ đúng nếu như nói rằng mỗi một cá nhân không thể giải được vấn đề của cả thế giới nhưng những gì bạn có thể làm là làm cho cái góc rất nhỏ trong thế giới nơi bạn sống đó trở nên tốt đẹp hơn một chút.
4. Mở rộng trong lựa chọn nghề nghiệp
Một điều tra của Time Bank (5) thông qua Reed Executive (6) với 200 doanh nghiệp hàng đầu của Anh cho thấy:
* 73% nhà tuyển dụng sẽ chọn một ứng viên có kinh nghiệm làm tình nguyện hơn là một người chưa từng trải qua công việc này
* 94% nhà tuyển dụng cho rằng công việc tình nguyện giúp bổ sung kỹ năng
* 94% những nhân viên đã từng tham gia hoạt động tình nguyện để học những kỹ năng mới đã gặt hái được kết quả như tìm được việc làm đầu tiên, được tăng lương hoặc thăng tiến
Nếu bạn tính đến thay đổi nghề thì đi tình nguyện là cách hoàn hảo để khám phá lĩnh vực mới. Nếu bạn có niềm đam mê cho nghệ thuật nhưng bạn lại làm trong lĩnh vực tin học thì sao bạn không thử làm tình nguyện ở rạp hát địa phương? Hay nếu tham vọng của bạn là trở thành bác sĩ tại sao không thử tìm những cơ hội tình nguyện ở bệnh viện địa phương – một chiến thuật để làm đẹp bản lý lịch trong lĩnh vực của bạn và có cái nhìn sâu và rộng về con đường bạn chọn.
6. Những sở thích mới
Đôi khi, chúng ta bị bao kín trong cuộc đấu tranh giữ vị trí của mình trong cuộc sống. Làm tình nguyện là chìa khóa đưa bạn ra khỏi lề thói hàng ngày và tạo ra thái cân bằng trong cuộc sống. Tìm kiếm sở thích mới qua tham gia tình nguyện mang lại nhiều điều thú vị, sự thư giãn và nạp thêm sức sống. Hãy giúp cho công việc tại một đài phát thanh của thanh niên hoặc một website vài giờ một tuần hoặc giúp soạn thư tin (newsletter) cho một tổ chức từ thiện. Năng lượng và ý thức của sự hoàn tất do vậy xuất hiện trong mọi công việc; giúp bạn tháo gỡ căng thẳng và phát triển khía cạnh mới cho công việc hàng ngày của mình. Đôi khi kinh nghiệm tình nguyện có thể dẫn bạn đến những ý tưởng bạn chưa từng nghĩ tới hay giúp bạn khám phá sở thích bạn chưa có cơ hội nhận ra. Bạn sẽ chín chắn hơn về quan điểm cá nhân và cách nhìn qua khám phá kinh nghiệm và mở rộng tầm nhìn.
7. Những trải nghiệm mới
Tình nguyện là một cách tuyệt vời để trải nghiệm. Khi bạn xây dựng một thư viện hoặc làm những bức thư kêu gọi để tăng cường nhận thức cho một tổ chức tại địa phương, bạn sẽ trải nghiệm thế giới thực thông qua những công việc thực tế. Tình nguyện viên có thể làm hầu hết mọi việc. Thiên niên kỷ mới đã mở ra một kỷ nguyên của vô vàn cơ hội tình nguyện, chẳng hạn như đến tình nguyện tại các nước đang phát triển và nhận ra ảnh hưởng trực tiểp hành động của bạn mang tới cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội.
8. Gặp gỡ nhiều người khác nhau
Tình nguyện đưa mọi người từ mọi xuất xứ và địa vị xã hội đến gần nhau hơn. Sự thu nhận nỗ lực của bạn và đồng nghiệp là nguồn khích lệ dồi dào và là cách hoàn hảo để phát triển kĩ năng giao tiếp cá nhân. Tình nguyện đem lại cơ hội thiết lập mạng lưới hiếm có. Bạn không chỉ phát triển mối quan hệ lâu dài về mặt cá nhân và công việc, nó còn là một cách tuyệt vời để học hỏi từ nhiều người có hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau và làm trong những ngành nghề khác nhau. Tạo mạng lưới là lợi ích hấp dẫn của việc tình nguyện, bạn không thể đoán trước bạn sẽ gặp ai hay bạn sẽ học được những điều mới gì và ảnh hướng của nó lên cuộc đời bạn.
9. Gửi một tín hiệu cho sếp, thầy cô, bạn bè và gia đình của bạn
Mọi người chú ý tới cuộc sống ngoài môi trường họ thường tiếp xúc với bạn. Ví dụ như sếp của bạn có thể quan tâm đến những hoạt động giúp bạn có một lối sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng giống như các trường học quan tâm đến hoạt động ngoại khóa của học sinh. Tình nguyện phản ánh và hỗ trợ một bức tranh hoàn chỉnh về con người và đưa ra những ví dụ thiết thực về lòng nhiệt tình, tâm huyết và những mối quan tâm. Qua đó, mọi người thấy được niềm đam mê của bạn và cũng có thể chính niềm đam mê ấy thôi thúc, khích lệ họ.
(1)Mahatma Gandhi - “Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.”
(2)Tranh bích họa, tranh tường – mural painting
(3)International Volunteer Day (05/12 hàng năm)
(4)Disc jockey - người giới thiệu đĩa hát trong chương trình âm nhạc
(5)Time Bank là một tổ chức của Anh chuyên cung cấp cho các TNV trong nước những thông tin và cơ hội về tình nguyện tại Anh cũng như tại nước ngoài. Website: www.timebank.org.uk
(6)Reed Executive là một tổ chức giới thiệu việc làm tại Anh
(Chú thích của VTVV)
Tài liệu tham khảo:
1.Ten Professional Development Benefits of Volunteering (Everything I Learned in Life I Learned through Volunteering). Mary V. Merrill, LSW, Merrill Associates
2.Time Bank volunteer research
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Lê Thái Hà
Original Article: Benefits of volunteering
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/resources/how-to-guides/volunteer/benefits-of-volunteering-3132/lang/en.html
1.Ten Professional Development Benefits of Volunteering (Everything I Learned in Life I Learned through Volunteering). Mary V. Merrill, LSW, Merrill Associates
2.Time Bank volunteer research
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Lê Thái Hà
Original Article: Benefits of volunteering
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/resources/how-to-guides/volunteer/benefits-of-volunteering-3132/lang/en.html
Được sửa bởi ]v[r.July ngày Tue 15 Jun - 22:29:24; sửa lần 2.
Bắt đầu làm tình nguyện
Bắt đầu làm tình nguyện
Sau khi đọc những bài viết ở trên, bạn còn chờ gì nữa mà ko bắt đầu cùng chúng tôi - G4L ngay bây giờ
Dù là vấn đề thời gian hay vấn đề chuyên môn, thì điều quan trọng là quyết định xem công việc nào phù hợp với bạn nhất. Đối với hầu hết các công việc tình nguyện thì bạn không cần bất cứ bằng cấp chính quy nào. Nếu như công việc đó đòi hỏi một kĩ năng đặc biệt nào thì tổ chức tình nguyện sẽ đảm bảo việc huấn luyện và giám sát công việc của bạn để có được kết quả tốt nhất. Thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không có năng khiếu đặc biệt nào thì hãy nhớ rằng rất nhiều công việc tình nguyện chỉ cần bạn có mặt ở đó để nói chuyện với một ai đó hoặc giúp đỡ thêm. Dưới đây là một vài câu hỏi bạn nên nghĩ tới trước khi quyết định tham gia một tổ chức tình nguyện:
Tôi sẽ làm tình nguyện trong bao lâu? Tôi có muốn nhận công việc với lịch cố định, thường xuyên, ngắn hạn hay linh hoạt về thời gian tham gia?
Một quan niệm sai lệch về họat động tình nguyện là bạn sẽ bị bó buộc lâu dài về thời gian. Điều này là không đúng. Những người tuyển dụng nhận thức được trách nhiệm bên ngoài tổ chức của mình và biết bạn không có phải là tỉ phú thời gian. Đó là lý do tại sao nhiều tổ chức đưa ra những lịch hoạt động linh hoạt và bạn không cần mất nhiều thời gian mới có thể tham gia được, bởi vậy hãy chọn ngay một việc phù hợp với bản thân. Bạn có thể tham gia một hoạt động gây quỹ diễn ra một năm một lần, hoặc sẽ mất một giờ mỗi tháng hay vài giờ một tuần nếu bạn quyết định họat động thường xuyên - sự lựa chọn là hoàn toàn do bạn.
Có nhiều cá nhân, nhiều nơi, cũng như nhiều tổ chức cần tình nguyện viên và ngay từ bây giờ bạn có thể quyết định xem công việc nào phù hợp với mình và công việc nào bạn có thể hoàn thành xuất sắc nhất. Đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn trước khi bắt đầu kế hoạch tình nguyện ấp ủ bấy lâu:
Trước hết, hãy hỏi bản thân điều gì bạn muốn làm nhất.
Ví dụ như đặt câu hỏi, “Liệu tôi có muốn..”
… làm cho khu vực xung quanh nơi tôi ở trở nên tốt đẹp hơn?
… gặp gỡ những người có hoàn cảnh khác tôi?
… thử làm điều gì đó mới mẻ?
… làm một điều gì đó có ý nghĩa trong thời gian rảnh rỗi?
… nhìn cuộc sống theo một cách mới và tìm hiểu những địa danh mới lạ?
… nỗ lực làm công việc mà lẽ ra tôi muốn làm như là một việc toàn thời gian?
… làm nhiều hơn với sở thích và các mối quan tâm của tôi?
…làm một việc gì đó mà tôi có khả năng?
Cách tốt nhất để làm tình nguyện hiệu quả là kết hợp với cá tính và sở thích của bạn. Một khi có câu trả lời cho những câu hỏi này nghĩa là bạn đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Bạn vẫn chưa có quyết định nên làm công việc tình nguyện nào ư? Vậy thì hãy đọc tiếp nhé….
Xem qua các tờ báo địa phương, tra trong danh bạ điện thoại và tìm xem có chương trình tình nguyện nào không. Bạn cũng nên tìm thêm thông tin về các quỹ từ thiện và nhóm cộng đồng sinh hoạt tại địa phương mình. Hãy gọi điện và đề nghị họ cung cấp thêm thông tin cho bạn.
Hãy ghé qua trang web địa phương hay thử tìm kiếm trên mạng. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội tình nguyện được liệt kê ở đó.
Liên lạc với cục tư vấn địa phương, hiệp hội văn hóa nghệ thuật, tố chức sinh viên, hay các hiệp hội khác mà có thể giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn.
Thư viện, các tổ chức tôn giáo và bệnh viện cũng là nơi tuyệt vời để tìm kiếm một công việc tình nguyện.
Dưới đây là một vài tổ chức đáng để bạn xem xét hay nghĩ tới: (1)
·Trung tâm chăm sóc trẻ em
·Nhóm dân quân tự vệ ở các làng, xã, các phường
·Các trường phổ thông, đại học cao đẳng
·Trung tâm cai nghiện
·Các câu lạc bộ công dân
·Trung tâm hưu trí và tổ ấm cho người cao tuổi
·Dịch vụ chăm sóc bữa ăn cho người già cả, ốm đau.
·Trung tâm lưu trú ban ngày cho người vô gia cư
·Các dự án hay các nơi phát chẩn lương thực
·Bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, rạp hát và tượng đài tưởng niệm
·Dàn hợp xướng, ban nhạc cộng đồng
·Nhà tù
·Công viên hoặc các dự án bảo vệ môi trường
·Các tổ chức thanh niên
·Các đội thể thao, đằng sau các chương trình học đường
·Trung tâm họat động vì quyền phụ nữ và trẻ em
·Khu bảo tồn di tích lịch sử và công viên quốc gia…
Cơ hội làm tình nguyện là vô tận! Hãy dành thời gian để khám phá về cộng đồng địa phương mình và tìm ra những vấn đề, những dự án cần sự tham gia nhiệt tình cũng như đôi tay ủng hộ của bạn.
Một khi có danh sách các tổ chức tình nguyện rồi, bạn hãy liên hệ để có thêm thông tin cần thiết hoặc nếu thích hơn bạn có thể viết thư cho họ đề nghị muốn biết thêm về các cơ hội tình nguyện hiện có. Bạn có thể được yêu cầu tham gia một cuộc phỏng vấn nhỏ, một cuộc trò chuyện hay thăm quan chính thức để được nhận vào tổ chức tình nguyện, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức tình nguyện đó, nhưng hãy xem đây là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về dự án và những công việc bạn sắp làm.
(1)Ở đây người dịch tôn trọng nội dung trong bài báo gốc. Tuy nhiên, những gợi ý này có thể chưa phù hợp với xã hội Việt Nam.
(Chú thích của VTVV)
Sau khi đọc những bài viết ở trên, bạn còn chờ gì nữa mà ko bắt đầu cùng chúng tôi - G4L ngay bây giờ
Dù là vấn đề thời gian hay vấn đề chuyên môn, thì điều quan trọng là quyết định xem công việc nào phù hợp với bạn nhất. Đối với hầu hết các công việc tình nguyện thì bạn không cần bất cứ bằng cấp chính quy nào. Nếu như công việc đó đòi hỏi một kĩ năng đặc biệt nào thì tổ chức tình nguyện sẽ đảm bảo việc huấn luyện và giám sát công việc của bạn để có được kết quả tốt nhất. Thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không có năng khiếu đặc biệt nào thì hãy nhớ rằng rất nhiều công việc tình nguyện chỉ cần bạn có mặt ở đó để nói chuyện với một ai đó hoặc giúp đỡ thêm. Dưới đây là một vài câu hỏi bạn nên nghĩ tới trước khi quyết định tham gia một tổ chức tình nguyện:
Tôi sẽ làm tình nguyện trong bao lâu? Tôi có muốn nhận công việc với lịch cố định, thường xuyên, ngắn hạn hay linh hoạt về thời gian tham gia?
Một quan niệm sai lệch về họat động tình nguyện là bạn sẽ bị bó buộc lâu dài về thời gian. Điều này là không đúng. Những người tuyển dụng nhận thức được trách nhiệm bên ngoài tổ chức của mình và biết bạn không có phải là tỉ phú thời gian. Đó là lý do tại sao nhiều tổ chức đưa ra những lịch hoạt động linh hoạt và bạn không cần mất nhiều thời gian mới có thể tham gia được, bởi vậy hãy chọn ngay một việc phù hợp với bản thân. Bạn có thể tham gia một hoạt động gây quỹ diễn ra một năm một lần, hoặc sẽ mất một giờ mỗi tháng hay vài giờ một tuần nếu bạn quyết định họat động thường xuyên - sự lựa chọn là hoàn toàn do bạn.
Có nhiều cá nhân, nhiều nơi, cũng như nhiều tổ chức cần tình nguyện viên và ngay từ bây giờ bạn có thể quyết định xem công việc nào phù hợp với mình và công việc nào bạn có thể hoàn thành xuất sắc nhất. Đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn trước khi bắt đầu kế hoạch tình nguyện ấp ủ bấy lâu:
Trước hết, hãy hỏi bản thân điều gì bạn muốn làm nhất.
Ví dụ như đặt câu hỏi, “Liệu tôi có muốn..”
… làm cho khu vực xung quanh nơi tôi ở trở nên tốt đẹp hơn?
… gặp gỡ những người có hoàn cảnh khác tôi?
… thử làm điều gì đó mới mẻ?
… làm một điều gì đó có ý nghĩa trong thời gian rảnh rỗi?
… nhìn cuộc sống theo một cách mới và tìm hiểu những địa danh mới lạ?
… nỗ lực làm công việc mà lẽ ra tôi muốn làm như là một việc toàn thời gian?
… làm nhiều hơn với sở thích và các mối quan tâm của tôi?
…làm một việc gì đó mà tôi có khả năng?
Cách tốt nhất để làm tình nguyện hiệu quả là kết hợp với cá tính và sở thích của bạn. Một khi có câu trả lời cho những câu hỏi này nghĩa là bạn đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Bạn vẫn chưa có quyết định nên làm công việc tình nguyện nào ư? Vậy thì hãy đọc tiếp nhé….
Xem qua các tờ báo địa phương, tra trong danh bạ điện thoại và tìm xem có chương trình tình nguyện nào không. Bạn cũng nên tìm thêm thông tin về các quỹ từ thiện và nhóm cộng đồng sinh hoạt tại địa phương mình. Hãy gọi điện và đề nghị họ cung cấp thêm thông tin cho bạn.
Hãy ghé qua trang web địa phương hay thử tìm kiếm trên mạng. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội tình nguyện được liệt kê ở đó.
Liên lạc với cục tư vấn địa phương, hiệp hội văn hóa nghệ thuật, tố chức sinh viên, hay các hiệp hội khác mà có thể giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn.
Thư viện, các tổ chức tôn giáo và bệnh viện cũng là nơi tuyệt vời để tìm kiếm một công việc tình nguyện.
Dưới đây là một vài tổ chức đáng để bạn xem xét hay nghĩ tới: (1)
·Trung tâm chăm sóc trẻ em
·Nhóm dân quân tự vệ ở các làng, xã, các phường
·Các trường phổ thông, đại học cao đẳng
·Trung tâm cai nghiện
·Các câu lạc bộ công dân
·Trung tâm hưu trí và tổ ấm cho người cao tuổi
·Dịch vụ chăm sóc bữa ăn cho người già cả, ốm đau.
·Trung tâm lưu trú ban ngày cho người vô gia cư
·Các dự án hay các nơi phát chẩn lương thực
·Bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, rạp hát và tượng đài tưởng niệm
·Dàn hợp xướng, ban nhạc cộng đồng
·Nhà tù
·Công viên hoặc các dự án bảo vệ môi trường
·Các tổ chức thanh niên
·Các đội thể thao, đằng sau các chương trình học đường
·Trung tâm họat động vì quyền phụ nữ và trẻ em
·Khu bảo tồn di tích lịch sử và công viên quốc gia…
Cơ hội làm tình nguyện là vô tận! Hãy dành thời gian để khám phá về cộng đồng địa phương mình và tìm ra những vấn đề, những dự án cần sự tham gia nhiệt tình cũng như đôi tay ủng hộ của bạn.
Một khi có danh sách các tổ chức tình nguyện rồi, bạn hãy liên hệ để có thêm thông tin cần thiết hoặc nếu thích hơn bạn có thể viết thư cho họ đề nghị muốn biết thêm về các cơ hội tình nguyện hiện có. Bạn có thể được yêu cầu tham gia một cuộc phỏng vấn nhỏ, một cuộc trò chuyện hay thăm quan chính thức để được nhận vào tổ chức tình nguyện, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức tình nguyện đó, nhưng hãy xem đây là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về dự án và những công việc bạn sắp làm.
(1)Ở đây người dịch tôn trọng nội dung trong bài báo gốc. Tuy nhiên, những gợi ý này có thể chưa phù hợp với xã hội Việt Nam.
(Chú thích của VTVV)
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Trần Hoàng Cẩm Nhung
Original Article: Getting Started
URL: http://www.worldvolunteerweb.org/resources/how-to-guides/volunteer/getting-started-3133/lang/en.html
Người dịch : Trần Hoàng Cẩm Nhung
Original Article: Getting Started
URL: http://www.worldvolunteerweb.org/resources/how-to-guides/volunteer/getting-started-3133/lang/en.html
Sắp xếp thời gian để tham gia tình nguyện có thể đánh giá khả năng sáng tạo của bạn
Sắp xếp thời gian để tham gia tình nguyện có thể đánh giá khả năng sáng tạo của bạn
Những ngày tháng trong trường đại học đã kết thúc. Bạn nhận được bằng tốt nghiệp. Những hoá đơn chi trả cho việc học tập đã chứng minh cho điều đó. Bạn có một công việc ổn định và có khả năng tự trang trải. Xin chúc mừng! Vậy là bạn đã trưởng thành rồi đấy!
Khi bạn lãnh đạo công ty đạt tới đỉnh cao - điều đó cũng có thể xảy ra lắm chứ? - Bạn quyết định làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng.
Chắc chắn rằng sau những giờ làm việc căng thẳng bạn thích được nằm dài trên giường. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng bạn đã đi làm, được trọng vọng, bạn phải đóng góp công sức cho xã hội.
Điều đó cũng đơn giản nếu các hoạt động tình nguyện được tổ chức vào các ngày cuối tuần và sau giờ làm việc.
Nhưng bạn sẽ làm gì nếu các hoạt động tình nguyện mâu thuẫn với lịch làm việc của bạn tại công ty? Ví dụ buổi gặp mặt vào bữa trưa chỉ còn ba mươi phút nữa hay sự kiện bạn đang tham gia trùng hợp với thời gian bắt đầu hay kết thúc ngày làm việc.
Đối với những người trẻ tuổi xin nghỉ phép không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thứ nhất, bạn không có thâm niên trong công tác cũng như chưa có một vị thế cao trong công ty. Thứ hai, bạn là nhân viên mới, còn rất rụt rè khi đưa ra một yêu cầu như thế.
Steve Vogt, 26 tuổi, cũng phải đối mặt với những vấn đề như vậy. Trong công việc trước kia của mình, Steve chưa bao giờ xin nghỉ phép vì anh nghĩ rằng mình sẽ không nhận được chấp nhận.
Vậy Steve đã làm gì khi phải họp với một nhóm sinh viên trẻ tuổi ở phía kia thị trấn? Anh sử dụng hai giờ trong kì nghỉ của mình.
Hay khi anh cần nghỉ cả ngày để dựng lều nhằm vận động cho tổ chức mới của mình?
"Tôi gọi điện nói rằng mình bị ốm" Vogt đã trả lời như vậy. Anh là người khởi động chương trình "Transitions", một chương trình tư vấn cho công nhân trẻ.
Trong công việc hiện tại, Vogt đã phải bỏ những cuộc họp như vậy. Anh nghĩ tuổi nghề của mình còn quá trẻ để đưa ra yêu cầu.
Nhưng khi cảm thấy thoải mái hơn trong công việc, anh có thể tự điều chỉnh thời gian của mình sao cho phù hợp - miễn là bù đắp được thời gian đã mất và vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Steve Davis, một nhân viên của Grenell Consulting (1), đã phát biểu rằng "một nhân viên trẻ xin nghỉ phép vài giờ đươc hay không, điều đó phụ thuộc vào ông chủ".
Davis khuyên những những người trẻ tuổi tham gia vào các nhóm không đòi hỏi nhiều thời gian, ví dụ Big Brothers, Big Sisters (2). Hay bạn không cần phải xuất hiện. Như vậy bạn vẫn có thể làm việc tốt ở công ty mà không ảnh hưởng đến các hoạt động tình nguyện.
Những nhân viên như vậy thực sự sẽ giành được nhiều tự do hơn nếu họ là những người có nhiều đóng góp cho cộng đồng, làm đẹp cho hình ảnh của công ty.
Anh bổ sung thêm "hoặc nếu bạn thích kín đáo thì hãy tìm hiểu mối quan tâm của ông chủ hay bà chủ và làm những việc mà họ hưởng ứng. Người giám sát của bạn có thể cho bạn nghỉ phép.”
Tuy nhiên dù có làm gì đi chăng nữa đừng cho rằng vì bạn là người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm nên không thể giành được một hay hai giờ nghỉ. Có thể đó không phải là cách ông chủ nhìn nhận về bạn.
"Một người trẻ tuổi thì có đôi chút kiêu căng ngạo mạn. Bởi vì họ đã tốt nghiệp với thứ hạng cao trong lớp hay họ nghĩ rằng họ hai mươi hai tuổi tràn đầy sức sống, mới có một công việc. Như vậy chưa thể đánh giá hết được những đóng góp năng của họ cho công ty." Davis nói.
"Bạn có thể thuyết phục những người giám sát hay nghi ngờ bằng cách phác hoạ những mục đích của việc giúp đỡ cộng đồng cũng như đưa ra các bản báo cáo cụ thể", Kelly Saucke của "the Rochester Young Professionals", một nhóm làm việc theo mạng lưới, nói.
Cô nhấn mạnh thêm rằng "đó không phải là lãng phí thời gian mà chính là tạo lên những tiến bộ trong cộng đồng".
Tóm lại, những hoạt động tình nguyện có thể giúp đỡ cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp - đặc biệt là những người trẻ tuổi cần kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ để có thể tiến xa trong sự nghiệp.
Những ngày tháng trong trường đại học đã kết thúc. Bạn nhận được bằng tốt nghiệp. Những hoá đơn chi trả cho việc học tập đã chứng minh cho điều đó. Bạn có một công việc ổn định và có khả năng tự trang trải. Xin chúc mừng! Vậy là bạn đã trưởng thành rồi đấy!
Khi bạn lãnh đạo công ty đạt tới đỉnh cao - điều đó cũng có thể xảy ra lắm chứ? - Bạn quyết định làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng.
Chắc chắn rằng sau những giờ làm việc căng thẳng bạn thích được nằm dài trên giường. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng bạn đã đi làm, được trọng vọng, bạn phải đóng góp công sức cho xã hội.
Điều đó cũng đơn giản nếu các hoạt động tình nguyện được tổ chức vào các ngày cuối tuần và sau giờ làm việc.
Nhưng bạn sẽ làm gì nếu các hoạt động tình nguyện mâu thuẫn với lịch làm việc của bạn tại công ty? Ví dụ buổi gặp mặt vào bữa trưa chỉ còn ba mươi phút nữa hay sự kiện bạn đang tham gia trùng hợp với thời gian bắt đầu hay kết thúc ngày làm việc.
Đối với những người trẻ tuổi xin nghỉ phép không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thứ nhất, bạn không có thâm niên trong công tác cũng như chưa có một vị thế cao trong công ty. Thứ hai, bạn là nhân viên mới, còn rất rụt rè khi đưa ra một yêu cầu như thế.
Steve Vogt, 26 tuổi, cũng phải đối mặt với những vấn đề như vậy. Trong công việc trước kia của mình, Steve chưa bao giờ xin nghỉ phép vì anh nghĩ rằng mình sẽ không nhận được chấp nhận.
Vậy Steve đã làm gì khi phải họp với một nhóm sinh viên trẻ tuổi ở phía kia thị trấn? Anh sử dụng hai giờ trong kì nghỉ của mình.
Hay khi anh cần nghỉ cả ngày để dựng lều nhằm vận động cho tổ chức mới của mình?
"Tôi gọi điện nói rằng mình bị ốm" Vogt đã trả lời như vậy. Anh là người khởi động chương trình "Transitions", một chương trình tư vấn cho công nhân trẻ.
Trong công việc hiện tại, Vogt đã phải bỏ những cuộc họp như vậy. Anh nghĩ tuổi nghề của mình còn quá trẻ để đưa ra yêu cầu.
Nhưng khi cảm thấy thoải mái hơn trong công việc, anh có thể tự điều chỉnh thời gian của mình sao cho phù hợp - miễn là bù đắp được thời gian đã mất và vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Steve Davis, một nhân viên của Grenell Consulting (1), đã phát biểu rằng "một nhân viên trẻ xin nghỉ phép vài giờ đươc hay không, điều đó phụ thuộc vào ông chủ".
Davis khuyên những những người trẻ tuổi tham gia vào các nhóm không đòi hỏi nhiều thời gian, ví dụ Big Brothers, Big Sisters (2). Hay bạn không cần phải xuất hiện. Như vậy bạn vẫn có thể làm việc tốt ở công ty mà không ảnh hưởng đến các hoạt động tình nguyện.
Những nhân viên như vậy thực sự sẽ giành được nhiều tự do hơn nếu họ là những người có nhiều đóng góp cho cộng đồng, làm đẹp cho hình ảnh của công ty.
Anh bổ sung thêm "hoặc nếu bạn thích kín đáo thì hãy tìm hiểu mối quan tâm của ông chủ hay bà chủ và làm những việc mà họ hưởng ứng. Người giám sát của bạn có thể cho bạn nghỉ phép.”
Tuy nhiên dù có làm gì đi chăng nữa đừng cho rằng vì bạn là người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm nên không thể giành được một hay hai giờ nghỉ. Có thể đó không phải là cách ông chủ nhìn nhận về bạn.
"Một người trẻ tuổi thì có đôi chút kiêu căng ngạo mạn. Bởi vì họ đã tốt nghiệp với thứ hạng cao trong lớp hay họ nghĩ rằng họ hai mươi hai tuổi tràn đầy sức sống, mới có một công việc. Như vậy chưa thể đánh giá hết được những đóng góp năng của họ cho công ty." Davis nói.
"Bạn có thể thuyết phục những người giám sát hay nghi ngờ bằng cách phác hoạ những mục đích của việc giúp đỡ cộng đồng cũng như đưa ra các bản báo cáo cụ thể", Kelly Saucke của "the Rochester Young Professionals", một nhóm làm việc theo mạng lưới, nói.
Cô nhấn mạnh thêm rằng "đó không phải là lãng phí thời gian mà chính là tạo lên những tiến bộ trong cộng đồng".
Tóm lại, những hoạt động tình nguyện có thể giúp đỡ cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp - đặc biệt là những người trẻ tuổi cần kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ để có thể tiến xa trong sự nghiệp.
Bài dịch từ dự án VTVV
Người dịch : Vũ Thị Trang
Original Article: Finding time to volunteer can test your creativity
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/finding-time-to-volunteer-983/lang/en.html
Người dịch : Vũ Thị Trang
Original Article: Finding time to volunteer can test your creativity
Url: http://www.worldvolunteerweb.org/news-views/viewpoints/finding-time-to-volunteer-983/lang/en.html
Duy trì ngọn lửa tình nguyện
Duy trì ngọn lửa tình nguyện
Một đợt tuyển thành viên mới đem đến những sức sống mãnh liệt cho tất cả. Địa bàn xôn xao, thành viên cũ cũng xôn xao, thành viên mới cũng xôn xao. Luôn luôn là thế, và luôn cần thế. Một sức sống mới, ngọn lửa mới làm bùng cháy tất cả.
Nhưng điều tôi muốn nhắc đến là duy trì ngọn lửa ấy như thế nào ?
Ở đây tôi không nhắc đến hướng hoạt động hay cơ cấu gì hết bởi đó là việc của các cấp lãnh đạo trực tiếp. Cái tôi muốn nhắc đến là cái mà tôi đã từng phải đối mặt, nó là gáo nước vô hình dập tắt ngọn lửa mà tôi nhắc đến ban đầu. Nói nó vô hình bởi tinh ý lắm thì những người có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý mới nhìn thấy nó. Gáo nước ấy không dội một lần cho cả cái tổ, cái nhóm của bạn để dập đi cái nguồn lửa nhiệt tình vì một điều chắc chắn rằng nó sẽ không tắt được. Nhưng nó sẽ tắt nếu gáo nước ấy sẽ chia những ngọn lửa ấy thành những ngọn lửa nhỏ hơn và …ùm. Tắt. Vậy gáo nước ấy là cái gì ? Nó chính là những cái thân thiết và gần gũi nhất với bạn. Là bố mẹ bạn, là bạn bè bạn, là công việc của bạn, là tài sản của bạn, thời gian của bạn v.v… Tóm lại nó là tất cả những gì bạn đang có. Vì sao ư ?
Một ngày nào đó, bố mẹ bạn cấm bạn đi tình nguyện. Một ngày nào đó lũ bạn thân của bạn trách bạn rằng bạn chẳng quan tâm gì đến chúng và bạn thật vô tâm. Và cũng vào cái ngày ấy, bạn cảm thấy rằng mình chẳng có thời gian để đi xem phim nữa, bạn chẳng có thời gian đi chơi với bạn trai của mình nữa. Hay tồi tệ hơn, vào ngày ấy bạn thấy điểm số các môn học của bạn tụt giảm thê thảm, bạn phải thi lại hàng đống môn v.v… Hãy thử nghĩ xem ngay sau cái ngày hôm ấy, trong bạn có còn cái ngọn lửa cháy ầm ầm hôm nào nữa không ? Chắc chắn nó chỉ còn là một đốm sáng. Đấy chính là do gáo nước vô hình ấy. Khi tôi bước chân vào tình nguyện, tôi đi tối ngày. Tôi đến với những đứa trẻ lang thang trong khi em tôi thì phải ở nhà chơi với ông bà. Tôi ăn cơm tối với những người dân làng chài trong khi bố mẹ tôi phải ăn cơm một mình. Tôi nằm suy nghĩ về hướng đi của nhóm trong khi bài tập của tôi thì tôi vứt một góc. Tôi đi chơi với những người bạn mới trong khi sinh nhật đứa bạn thân của tôi thì tôi không có mặt… Và những việc làm ấy như những cục đá lạnh bỏ vào gáo nước của mình để cái gáo ấy đã lạnh lại càng lạnh hơn. Và cái gì tất yếu nó cũng sẽ phải đến, ngọn lửa trong tôi phải chống chọi với cái gáo nước, nó bị dập lên vùi xuống không biết bao nhiêu lần và rất may mắn là bây giờ tôi vẫn có thể ngồi đây mà viết cho các bạn những dòng này. Tuy nhiên đã có không ít ngọn lửa giống tôi đã bị dập thật sự và cho đến giờ cũng chưa cháy trở lại được. Quay trở lại câu hỏi ban đầu: “duy trì ngọn lửa ấy như thế nào?” Điều kiện cần để duy trì nó là ngọn lửa ấy phải có củi hoặc xăng dầu gì cũng được miễn là nó có thể làm cháy được. À, chính xác hơn điều kiện để duy trì sự cháy là oxi, đúng oxi là thích hợp hơn cả. Oxi ấy lấy ở đâu thì các bạn phải tự tìm lấy, mỗi người có một nguồn khác nhau. Tôi không nhắc đến ở đây vì bài viết này không nhằm vào việc giúp các bạn tìm cái nguồn ấy (nếu các bạn muốn thì sẽ nhắc đến ở bài khác) Điều kiện thứ hai là điều kiện đủ đó là cần giữ nó tránh được khỏi cái gáo nước lạnh mà tôi nói đến ở trên. Làm thế nào ?? Rất đơn giản, đó là bạn phải biết tri phối, điều tiết hợp lý đồng thời các hoạt động của bản thân, hoạt động của gia đình, bạn bè với hoạt động tình nguyện.
-Hoạt động bản thân ví dụ như việc học hành của bạn chẳng hạn, hoạt động giải trí của bạn, những công việc nhà của bạn v.v… Bạn không được tự cho phép buông lỏng việc học hành của mình khi tham gia tình nguyện mà ngược lại càng phải chú tâm hơn. Nhất quyết không được để nó đi xuống (không lên được thì thôi chứ không được đi xuống). Bạn không phải đi tình nguyện mà bỏ bê việc nhà mình như nấu cơm, rửa bát mỗi ngày và thỉnh thoảng đôi khi bạn cũng cần có lúc thư giãn riêng.
- Hoạt động của gia đình ví dụ như những lúc ngồi nhà với bố mẹ để nói chuyện chẳng hạn. Cần cho bố mẹ hiểu bạn đang làm cái việc khỉ gì và nó ý nghĩa gì không. Sẽ không bố mẹ nào cấm đoán bạn nếu bạn đang làm việc có ích cho xã hội đồng thời nó cũng đem lại sự cứng cáp hơn trong suy nghĩ cho bạn. Tất nhiên việc giành tình cảm như thế nào cho gia đình là một việc khó và không phải ai cũng làm được (đến thằng ngồi viết bài này cũng đã làm được đâu). Với bạn bè bạn thì dễ dàng hơn, chỉ cần chúng nó hiểu thì bạn sẽ dễ giải quyết hơn.
- Hoạt động tình nguyện thì có rất nhiều và nếu bạn làm hết tất cả những hoạt động ấy mà không biết bố trí thời gian làm việc cho hợp lý thì rất có thể những công sức bạn bỏ ra để thực hiện hai hoạt động trên từ trước đến giờ sẽ theo gió mà bay đi đấy. Làm như thế nào thì tôi sẽ không nói vì để các bạn tự khám phá ra sẽ hay hơn. Bài viết rất dài này có thể chứa hơi ít thông tin và có thể bạn sẽ khó đọc chứ chưa nói đến việc tiếp nhận nó như một bài học kinh nghiệm. Tôi cũng không dám dạy các bạn phải làm thế nào nhưng dù sao ngọn lửa của tôi cho đến giờ vẫn chày dù không còn mãnh liệt như trước và gáo nước mà tôi đã từng phải chiến đấu bây giờ cũng bớt lạnh hơn. Và tôi cũng muốn bạn chú ý để duy trì ngọn lửa tình nguyện của mình vì Tình Nguyện Trẻ cần những ngọn lửa như thế. Bạn có thể nghĩ rằng: chưa thấy gáo nước nào trong số những gáo nước mà tôi nói mà bài viết này đã là một gáo nước đầu tiên thì bạn nhầm. Đây chính là cái khăn mặt mát mà tôi đưa cho bạn để bạn tỉnh táo mà giữ ngọn lửa khỏi vuột khỏi trái tim bạn.
Một đợt tuyển thành viên mới đem đến những sức sống mãnh liệt cho tất cả. Địa bàn xôn xao, thành viên cũ cũng xôn xao, thành viên mới cũng xôn xao. Luôn luôn là thế, và luôn cần thế. Một sức sống mới, ngọn lửa mới làm bùng cháy tất cả.
Nhưng điều tôi muốn nhắc đến là duy trì ngọn lửa ấy như thế nào ?
Ở đây tôi không nhắc đến hướng hoạt động hay cơ cấu gì hết bởi đó là việc của các cấp lãnh đạo trực tiếp. Cái tôi muốn nhắc đến là cái mà tôi đã từng phải đối mặt, nó là gáo nước vô hình dập tắt ngọn lửa mà tôi nhắc đến ban đầu. Nói nó vô hình bởi tinh ý lắm thì những người có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý mới nhìn thấy nó. Gáo nước ấy không dội một lần cho cả cái tổ, cái nhóm của bạn để dập đi cái nguồn lửa nhiệt tình vì một điều chắc chắn rằng nó sẽ không tắt được. Nhưng nó sẽ tắt nếu gáo nước ấy sẽ chia những ngọn lửa ấy thành những ngọn lửa nhỏ hơn và …ùm. Tắt. Vậy gáo nước ấy là cái gì ? Nó chính là những cái thân thiết và gần gũi nhất với bạn. Là bố mẹ bạn, là bạn bè bạn, là công việc của bạn, là tài sản của bạn, thời gian của bạn v.v… Tóm lại nó là tất cả những gì bạn đang có. Vì sao ư ?
Một ngày nào đó, bố mẹ bạn cấm bạn đi tình nguyện. Một ngày nào đó lũ bạn thân của bạn trách bạn rằng bạn chẳng quan tâm gì đến chúng và bạn thật vô tâm. Và cũng vào cái ngày ấy, bạn cảm thấy rằng mình chẳng có thời gian để đi xem phim nữa, bạn chẳng có thời gian đi chơi với bạn trai của mình nữa. Hay tồi tệ hơn, vào ngày ấy bạn thấy điểm số các môn học của bạn tụt giảm thê thảm, bạn phải thi lại hàng đống môn v.v… Hãy thử nghĩ xem ngay sau cái ngày hôm ấy, trong bạn có còn cái ngọn lửa cháy ầm ầm hôm nào nữa không ? Chắc chắn nó chỉ còn là một đốm sáng. Đấy chính là do gáo nước vô hình ấy. Khi tôi bước chân vào tình nguyện, tôi đi tối ngày. Tôi đến với những đứa trẻ lang thang trong khi em tôi thì phải ở nhà chơi với ông bà. Tôi ăn cơm tối với những người dân làng chài trong khi bố mẹ tôi phải ăn cơm một mình. Tôi nằm suy nghĩ về hướng đi của nhóm trong khi bài tập của tôi thì tôi vứt một góc. Tôi đi chơi với những người bạn mới trong khi sinh nhật đứa bạn thân của tôi thì tôi không có mặt… Và những việc làm ấy như những cục đá lạnh bỏ vào gáo nước của mình để cái gáo ấy đã lạnh lại càng lạnh hơn. Và cái gì tất yếu nó cũng sẽ phải đến, ngọn lửa trong tôi phải chống chọi với cái gáo nước, nó bị dập lên vùi xuống không biết bao nhiêu lần và rất may mắn là bây giờ tôi vẫn có thể ngồi đây mà viết cho các bạn những dòng này. Tuy nhiên đã có không ít ngọn lửa giống tôi đã bị dập thật sự và cho đến giờ cũng chưa cháy trở lại được. Quay trở lại câu hỏi ban đầu: “duy trì ngọn lửa ấy như thế nào?” Điều kiện cần để duy trì nó là ngọn lửa ấy phải có củi hoặc xăng dầu gì cũng được miễn là nó có thể làm cháy được. À, chính xác hơn điều kiện để duy trì sự cháy là oxi, đúng oxi là thích hợp hơn cả. Oxi ấy lấy ở đâu thì các bạn phải tự tìm lấy, mỗi người có một nguồn khác nhau. Tôi không nhắc đến ở đây vì bài viết này không nhằm vào việc giúp các bạn tìm cái nguồn ấy (nếu các bạn muốn thì sẽ nhắc đến ở bài khác) Điều kiện thứ hai là điều kiện đủ đó là cần giữ nó tránh được khỏi cái gáo nước lạnh mà tôi nói đến ở trên. Làm thế nào ?? Rất đơn giản, đó là bạn phải biết tri phối, điều tiết hợp lý đồng thời các hoạt động của bản thân, hoạt động của gia đình, bạn bè với hoạt động tình nguyện.
-Hoạt động bản thân ví dụ như việc học hành của bạn chẳng hạn, hoạt động giải trí của bạn, những công việc nhà của bạn v.v… Bạn không được tự cho phép buông lỏng việc học hành của mình khi tham gia tình nguyện mà ngược lại càng phải chú tâm hơn. Nhất quyết không được để nó đi xuống (không lên được thì thôi chứ không được đi xuống). Bạn không phải đi tình nguyện mà bỏ bê việc nhà mình như nấu cơm, rửa bát mỗi ngày và thỉnh thoảng đôi khi bạn cũng cần có lúc thư giãn riêng.
- Hoạt động của gia đình ví dụ như những lúc ngồi nhà với bố mẹ để nói chuyện chẳng hạn. Cần cho bố mẹ hiểu bạn đang làm cái việc khỉ gì và nó ý nghĩa gì không. Sẽ không bố mẹ nào cấm đoán bạn nếu bạn đang làm việc có ích cho xã hội đồng thời nó cũng đem lại sự cứng cáp hơn trong suy nghĩ cho bạn. Tất nhiên việc giành tình cảm như thế nào cho gia đình là một việc khó và không phải ai cũng làm được (đến thằng ngồi viết bài này cũng đã làm được đâu). Với bạn bè bạn thì dễ dàng hơn, chỉ cần chúng nó hiểu thì bạn sẽ dễ giải quyết hơn.
- Hoạt động tình nguyện thì có rất nhiều và nếu bạn làm hết tất cả những hoạt động ấy mà không biết bố trí thời gian làm việc cho hợp lý thì rất có thể những công sức bạn bỏ ra để thực hiện hai hoạt động trên từ trước đến giờ sẽ theo gió mà bay đi đấy. Làm như thế nào thì tôi sẽ không nói vì để các bạn tự khám phá ra sẽ hay hơn. Bài viết rất dài này có thể chứa hơi ít thông tin và có thể bạn sẽ khó đọc chứ chưa nói đến việc tiếp nhận nó như một bài học kinh nghiệm. Tôi cũng không dám dạy các bạn phải làm thế nào nhưng dù sao ngọn lửa của tôi cho đến giờ vẫn chày dù không còn mãnh liệt như trước và gáo nước mà tôi đã từng phải chiến đấu bây giờ cũng bớt lạnh hơn. Và tôi cũng muốn bạn chú ý để duy trì ngọn lửa tình nguyện của mình vì Tình Nguyện Trẻ cần những ngọn lửa như thế. Bạn có thể nghĩ rằng: chưa thấy gáo nước nào trong số những gáo nước mà tôi nói mà bài viết này đã là một gáo nước đầu tiên thì bạn nhầm. Đây chính là cái khăn mặt mát mà tôi đưa cho bạn để bạn tỉnh táo mà giữ ngọn lửa khỏi vuột khỏi trái tim bạn.
Nguồn: Whiterabbit (Theo Diễn đàn TNT)
Similar topics
» Tình nguyện theo mùa ....
» Mỗi ngày 1 bài hát tình nguyện!!!
» Ơ! Anh em không đi tình nguyện mùa hè thì cũng đi nghỉ mát mùa hè đi chứ!
» Câu chuyện tình nguyện nào đáng nhớ nhất với bạn?
» GIỚI THIỆU VỀ NHÓM ÁO XANH TÌNH NGUYỆN - G4L
» Mỗi ngày 1 bài hát tình nguyện!!!
» Ơ! Anh em không đi tình nguyện mùa hè thì cũng đi nghỉ mát mùa hè đi chứ!
» Câu chuyện tình nguyện nào đáng nhớ nhất với bạn?
» GIỚI THIỆU VỀ NHÓM ÁO XANH TÌNH NGUYỆN - G4L
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết